Diễn Đàn Hóa Học Trung Học Phổ Thông
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Hóa phóng xạ-hạt nhân

Thu Aug 02, 2018 2:45 pm by mình tên là ánh

Bài1:Phòng thí nghiệm có mẫu phóng xạ Au(198) với cường độ 4,0 mCi/1g Au. SAu 48 giờ người ta cần một dung dịch có độ phóng xạ 0,5 mCi/1g Au. Hãy tính số gam dung môi không phóng xạ pha với 1g Au để có dung dịch nói trên. Biết rằng Au có t(1/2)=2,7 ngày đêm.
Bài 2: Viết phương trình phản ứng: 235U --> 206Pb + ?
Bài …

Comments: 0

Mạng tinh thể

Thu Aug 02, 2018 2:41 pm by mình tên là ánh

Bài 1:Khối lượng riêng của rhodi là d = 12,4 g/cm3. Mạng tinh thể của nó là lptd, hằng số mạng a = 3,8 A0; MRh = 103 g/mol.
1. Suy ra giá trị gần đúng Avogđro.
2. Tính bán kính cực đại r của một nguyên tử phải có để chiếm hốc bát diện mà không làm thay đổi cấu trúc của mạng.
3. Xác định độ đặc khít của cấu …

Comments: 0

Giải giúp mình bài hóa này nha các bạn

Sun Oct 22, 2017 4:54 pm by Diệu Anh

Cho 14.4g một kim loại có hóa trị không đổi phản ứng vừa đủ với 1 lít dung dịch HNO3 1,55M thì thấy thoát ra 4,48 lít khí không màu hóa nâu ngoài không khí ở đktc và dung dịch X. Tìm tên KL (giải theo quá trình nhường và nhận e, biết số mol e nhường bằng số mol e nhận)

Comments: 1

dẫn từ từ V lít CO2 vào 100ml chứa hỗn hợp KOH và Na2CO3 đều có nồng độ 2M.KHi toàn bộ CO2 bị hấp thụ hết thu được 44,3g muối .Tính V

Sun Oct 01, 2017 3:54 pm by xoahet

nhờ anh em diễn đàn làm giúp mình bài này với ạ.xin cảm ơn!

Comments: 0

tách hỗn hợp, khó quá

Sat Sep 16, 2017 6:43 am by easyboy1512

Tách CuO từ hỗn hợp CaO và CuO Sad

Comments: 1

giải dùm mình 2 bài này với

Sun Sep 10, 2017 6:02 pm by phamcuong

Gặp trắc nghiệm khó môn Hóa thì phải làm gì? 21557310
Gặp trắc nghiệm khó môn Hóa thì phải làm gì? 21585510


Comments: 0

Gíup mình bài này nha[Hoá 10]

Sun Oct 02, 2016 9:39 am by aoiumimako

Ba nguyên tố có tổng điện tích hạt nhân là 16+.Hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân giữa X và Y là 1.Tổng electron trong ion Gặp trắc nghiệm khó môn Hóa thì phải làm gì? Gif
là 32.Xác định tên 3 nguyên tố.

Comments: 3

Giúp mình bài này với

Wed May 03, 2017 5:19 pm by luan123

cho 4 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al,Zn và Fe ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được m gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y bằng 200ml dung dịch H2SO4 1M vừa đủ. Tính m?

Comments: 0

Nhóm Halogen

Thu Feb 09, 2017 4:17 pm by Kỳ Hân

Giúp mình bài này với Wink  :
Hòa tan 2.67g hỗn hợp A gồm NaI và NaCl vào nước được ddX, cho Br vừa đủ vào dd X được hỗn hợp muối Y có khối lượng nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 0.47g .Tính khối lượng NaCl trong A

Comments: 1


Gặp trắc nghiệm khó môn Hóa thì phải làm gì?

Go down

Gặp trắc nghiệm khó môn Hóa thì phải làm gì? Empty Gặp trắc nghiệm khó môn Hóa thì phải làm gì?

Bài gửi by hoanghuuanh Thu Jan 05, 2017 3:56 pm

Trong các bài thi trắc nghiệm môn Hóa, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm trôi chảy tất cả các câu trong trong toàn bộ đề thi hoặc bài kiểm tra trắc nghiệm. Có những câu hỏi khó chúng ta bó tay với chúng thì lúc này những phương pháp khoanh bừa vô cùng hữu dụng. Bài viết này, mình sẽ bày cách cho các bạn cách khoanh bừa trắc nghiệm môn Hóa như thế nào nhé.

Cách khoanh bừa trắc nghiệm môn Hóa

Khoanh bừa ở đây không đơn giản chỉ là chọn ngẫu nhiên một đáp án mà không mảy may suy nghĩ gì. Khoanh bừa ở đây là bỏ thêm ra 5s để suy nghĩ để loại bỏ đi tối đa khả năng chọn đáp án sai, tăng tỷ lệ chọn đáp án đúng lên cao nhất đối với một câu hỏi mà mình hoàn toàn không có định hướng gì. Đây sẽ là chiếc phao cứu sinh vô cùng hiệu quả khi mà thời gian làm bài chỉ còn lại 5 phút.

Gặp trắc nghiệm khó môn Hóa thì làm gì?


Sau đây sẽ là những dạng câu hỏi và các dạng đáp án mà các em có thể tận dụng kỹ năng khoanh bừa trong đề thi, chú ý nhé.

Khoanh bừa một: Loại đáp án khác biệt

Nếu em đã đọc bài viết khoanh bừa môn tiếng Anh, chắc hẳn các em cũng thấy bí kíp khoanh bừa này. Đối với môn Hóa vậy, thậm chí là môn Lý hay Sinh. 

Bốn đáp án đứng cạnh nhau mà một đáp án trả lời một mình một kiểu thì chắc chắn nó sai, quy luật thông thường mà đúng không. Sau khi bỏ ra một đáp án, tiếp tục áp dụng kỹ năng với 3 đáp án còn lại, nếu có thể làm tiếp 1 đáp án nữa thì tỷ lệ trả lời đúng đã là 50%.

Ví dụ:

A. Chu kỳ 4, nhóm IIA ................... Loại thứ hai
B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
C. Chu kỳ 3, nhóm VIB .................... Loại đầu tiên.
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA

Một chú ý nhỏ nữa, đáp án mà em loại được đầu tiên lại thường chứa một phần đúng, mặc dù có thể rất nhỏ thôi. Ví dụ ở trên chúng ta loại đáp án C vì nó là chu kỳ 3, vậy khả năng nhóm VIB đúng là rất cao. Xem xét đáp án B và D thì có nhóm VIIIB gần với VIB nhất, vậy có thể chắc chắn hơn 50% rằng đáp án đúng là B. Từ đó tự tin "khoanh bừa" thôi.

Khoanh bừa hai: Dữ kiện xuất hiện nhiều nhất là nó đúng

Trong 4 đáp án thường sẽ có những dữ kiện lặp đi lặp lại. Kinh nghiệm cho thấy dữ liệu lặp lại nhiều nhất thường đúng.

Ví dụ
A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Zn(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)2 và AgNO3
D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2

Trong 4 đáp án này Zn(NO3)2 xuất hiện đến 3 lần và Fe(NO3)3  chỉ xuất hiện 1 lần, vậy khả năng lớn Zn(NO3)2 là dữ kiện đúng và Fe(NO3)3 là phương án sai. Từ đó chỉ còn lại hai đáp án A và B. Tỷ lệ đã là 50%, bất ngờ chưa?

Khoanh bừa ba: Các đáp án có "quan hệ" với nhau thì thường chứa đáp án đúng

Quan hệ ở đây có thể là gần giống nhau, chỉ khác số hoặc chỉ khác dấu. Quan hệ cũng có thể là các đáp án gấp đôi nhau, hơn kém nhau 10 lần. Hoặc trong câu hỏi %, các đáp án cộng với nhau thành 100% thường chứa đáp án đúng.

Khoanh bừa bốn: Kinh nghiệm từ thế hệ đi trước

Kinh nghiệm cho thấy rằng những đáp án sau thường đúng:

Với những câu hỏi dạng tính pH, hãy chọn những đáp án mang 1 trong các giá trị sau: 1, 2, 12, 13
Nếu bắt buộc phải khoanh bừa mà không thể tìm được sự lựa chọn nào để loại trừ, hãy chọn các đáp án "không phải lớn nhất mà cũng không phải nhỏ nhất" (vì mình thấy tỉ lệ trúng các đáp án này thường cao hơn).
Các câu hỏi lý thuyết:
Các đáp án gần như giống nhau hoàn toàn, 1 trong số chúng thường là đúng
Các đáp án có nghĩa đối lập nhau (ví dụ như một cái khẳng định có, một cái khẳng định không) thì một trong 2 thường là đúng
Đáp án có những từ "luôn luôn", "duy nhất", "hoàn toàn không", "chỉ có...", "chắc chắn" thường sai.
Đáp án mang các cụm từ "có thể", "tùy trường hợp", "hoặc", "có lẽ", "đôi khi" thường đúng
Các câu dài và diễn đạt tỉ mỉ hơn hẳn những câu còn lại thường đúng.
Phương pháp này áp dụng cho các bài kiểm tra và bài thi trắc nghiệm môn Hóa, đặc biệt là chúng sẽ rất hữu dụng trong kỳ thi quan trọng như thi THPT quốc gia.Tuy nhiên, để có thể áp dụng một cách thuần thục và hiệu quả nhất thì cần phải qua rèn luyện. Trong quá trình ôn thi thpt quốc gia môn hóa, các bạn có thể áp dụng ngay những phương pháp này khi làm đề thi trên giấy hoặc làm đề thi thông qua các trang ôn thi đại học trực tuyến. Đối với các trang ôn thi trực tuyến sẽ hiệu quả hơn bởi vì có quy định thời gian như thi thật nên việc các bạn phân bổ thời gian và áp dụng các phương pháp khoanh bừa trong những phút cuối cùng sẽ rèn cho các bạn kỹ năng khoanh bừa.
Trên đây là những kinh nghiệm mình tích lũy được cũng như tham khảo và tổng hợp lại ở một số nguồn khác nhau. Hi vọng với những cách khoanh bừa trắc nghiệm môn Hóa tối ưu này, các bạn sẽ không bỏ sót từng điểm quý giá nào trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

hoanghuuanh

Tổng số bài gửi : 15
Points : 2716
Reputation : 1
Join date : 22/12/2016

Về Đầu Trang Go down

Gặp trắc nghiệm khó môn Hóa thì phải làm gì? Empty Re: Gặp trắc nghiệm khó môn Hóa thì phải làm gì?

Bài gửi by hoanghuuanh Mon Feb 13, 2017 10:47 am

Note lại nếu cần nhé

hoanghuuanh

Tổng số bài gửi : 15
Points : 2716
Reputation : 1
Join date : 22/12/2016

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết